30 phút can thiệp răng giả “lạc” vào phế quản
[ad_1]
Truy tìm 4 chiếc răng giả “lạc” vào phế quản
Ngày 24/5, thông tin từ BS.CK2 Phạm Thanh Phong – Phó Giám đốc phụ trách chuyên môn bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ cho biết, các bác sĩ khoa Nội Hô hấp bệnh viện đã nội soi, can thiệp thành công tháo lắp 4 răng giả bị kẹt trong phế quản ra ngoài.
Bệnh nhân là ông C.V.P., SN 1969, ngụ huyện Cái Nước, tỉnh Cà Mau.
Theo người nhà bệnh nhân P., 2 ngày trước vào viện, trong lúc ngủ quên tháo hàm răng giả, bệnh nhân có ho 1 lần trong đêm. Sau khi ngủ dậy, bệnh nhân P. phát hiện hàm răng giả gồm 4 răng (hàm trên) bị mất kèm đau nhiều ở vùng cổ.
Nghĩ hàm răng giả đã bị nuốt vào đường tiêu hóa, bệnh nhân P. được người thân đưa đến bệnh viện địa phương khám. Đến 18h ngày 20/5, bệnh nhân P. chuyển đến chuyển đến bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ.
Sau khi nhập viện, các bác sĩ đã khám và thực hiện cận lâm sàng xác định vị trí dị vật, đồng thời tiến hành hội chẩn các chuyên khoa: Tai – Mũi – Họng, Nội hô hấp, Phẫu thuật – Gây mê hồi sức với chẩn đoán: Dị vật đường hô hấp.
Bênh nhân P. chỉ định nội soi phế quản ống mềm có gây tê để lấy dị vật do BS.CK1 Nguyễn Văn Tuyết – Phó Trưởng khoa Nội hô hấp thực hiện vào 21/5. Sau 30 phút nội soi, các bác sĩ đã can thiệp thành công, lấy dị vật là hàm răng giả tháo lắp 4 răng ngay phế quản gốc phải ra ngoài.
Hiện, bệnh nhân P. khỏe, hết đau vùng cổ, phổi thông khí tốt, sinh tồn ổn định và đã ra viện.
Bác sĩ bày cách phòng ngừa dị vật “lạc” phế quản
Theo TS.BS. Cao Thị Mỹ Thuý – Trưởng khoa Nội Hô hấp bệnh viện cho biết: Dị vật đường thở không phải là hiếm gặp, thường xảy ra ở trẻ nhỏ hoặc ở người lớn có phản xạ nuốt, ho khạc kém, hoặc ăn uống không cẩn thận và cũng gặp ở người có răng giả nhưng không được cố định chắc chắn.
Nguy cơ xảy ra biến chứng và tổn thương phổi sẽ tăng lên theo thời gian dị vật đường thở được lấy ra. Vì vậy, việc phát hiện và lấy bỏ dị vật càng sớm càng tốt là điều quan trọng.
Chìa khóa chẩn đoán lâm sàng là hội chứng xâm nhập. Tuy nhiên, hội chứng này có thể không có ở 12-25% trường hợp dị vật đường thở.
Biểu hiện lâm sàng tuỳ thuộc vào mức độ tắc nghẽn đường thở gây ra bởi dị vật. Bệnh nhân có thể có các triệu chứng ho, sặc rũ rượi sau khi dị vật xâm nhập, khó thở, tím tái, vật vã, đau ngực.
Khi bị hóc dị vật nên đến ngay các cơ sở y tế có chuyên khoa, tránh các biến chứng có thể xảy ra do không được điều trị kịp thời.
Cần chú ý phòng tránh ở những bệnh nhân có nguy cơ cao như: Bệnh nhân bị rối loạn chức năng nuốt, bệnh nhân có tiền sử bệnh thần kinh, tâm thần, người già, trẻ em ở lứa tuổi mẫu giáo.
Chiếc răng giả tháo lắp tưởng chừng vô hại nhưng đã làm cho biết bao bệnh nhân điêu đứng và nguy hiểm tính mạng khi lỡ đi vào đường thở.
Hiện nay, nhiều người vẫn còn sử dụng các loại răng giả tháo lắp thay vì trồng răng cố định vĩnh viễn. Tuy nhiên, răng giả tháo lắp tiềm ẩn nhiều nguy cơ mà chính người sử dụng chưa lường trước được.
Để phòng ngừa dị vật đường thở, người dân cần lưu ý: Không cười đùa nói chuyện khi ăn, cần chú ý phải nhai kỹ để không bị hóc các dị vật như xương gà, xương cá, xương lợn… Nếu răng giả bị lỏng, gãy móc… nên đi chỉnh sửa ngay.
Thanh Lâm
[ad_2]