Bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe: Những sai lầm nguy hiểm khi uống thuốc | Sức khỏe

[ad_1]

“Dịch Covid-19 khiến nhiều người phải ở nhà thường xuyên. Thay vì dành thời gian cho các hoạt động lành mạnh thì nhiều người lại dán mắt vào điện thoại, máy tính bảng hay laptop. Việc này dẫn đến tăng nguy cơ bị rối loạn giấc ngủ”. Hãy bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe để tiếp tục xem nghiên cứu này.

Mắc phải những sai lầm này khi uống thuốc, coi chừng ‘tiền mất tật mang’ 

Hằng năm, trên thế giới vẫn còn nhiều trường hợp dùng thuốc không đúng cách, chưa đủ liều hay quá liều đã khiến ‘tiền mất tật mang’. Sau đây là những điều cần tránh khi dùng thuốc để giữ an toàn cho bạn.




Bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe: Những sai lầm nguy hiểm khi uống thuốc - ảnh 1

Một nguyên tắc cần tuân theo là khi nhận thuốc, hãy hỏi dược sĩ cách dùng thuốc chính xác

Uống thuốc quá nhiều lần. Một nghiên cứu của Đại học Boston (Mỹ) cho thấy 15% những người sử dụng thuốc kháng viêm giảm đau vượt quá liều khuyến cáo trong khoảng thời gian một tuần, có thể dẫn đến các tác dụng phụ nghiêm trọng như chảy máu đường ruột và thậm chí là lên cơn đau tim.

Tiến sĩ dược Barbara Young, từ Hiệp hội dược sĩ Mỹ – American Society of Heath-System Pharmacists, nói sự đào thải thuốc thường liên quan đến gan hoặc thận, vì vậy người có vấn đề với một trong hai cơ quan này, nên dùng liều thấp hơn hoặc dùng thuốc ít lần hơn.

Uống liều quá thấp hoặc uống “bữa đực bữa cái”. Không dùng đủ thuốc cũng có thể khiến sức khỏe gặp nguy hiểm. Ví dụ: thuốc ngăn ngừa huyết khối tĩnh mạch sâu, ngăn cục máu đông chết người ở chân, phải uống theo đúng lịch trình quy định để duy trì mức độ ổn định.

Không tránh một số loại thực phẩm. Có một số loại thực phẩm nên tránh khi uống một số loại thuốc, dược sĩ Dave Walker, thành viên ban cố vấn y tế của tạp chí về thuốc – MedShadow Foundation, cho biết không nên dùng một số loại thuốc kháng sinh cùng với thực phẩm có chứa canxi. Vì canxi có thể làm mất tác dụng của thuốc kháng sinh. 7 sai lầm hay mắc phải tiếp theo sẽ có trên trang sức khỏe ngày 12.6.

Sưng phù những chỗ này, mau đi khám tim 

Trong khi bệnh tim là căn bệnh nguy hiểm khiến mọi người lo lắng nhất. Vì thực tế, bệnh này đã cướp đi sinh mạng của nhiều người, với tổng số ca tử vong nhiều hơn số ca ung thư cộng lại.




Bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe: Những sai lầm nguy hiểm khi uống thuốc - ảnh 2

Sưng ở chân, bàn chân hoặc mắt cá có thể là dấu hiệu của bệnh tim

Nhiều người đã biết các dấu hiệu cảnh báo bệnh tim là đau ở cánh tay trái hoặc đau ngực, tức ngực. Nhưng có các triệu chứng tinh vi hơn mà bạn có thể không biết và dễ bỏ sót. Đó là sưng phù ở một số vị trí trên cơ thể.

Sau đây là những bộ phận cơ thể mà nếu bị sưng phù lên thì đó là dấu hiệu của bệnh tim tiềm ẩn.

Sưng ở chân, bàn chân hoặc mắt cá. Vì nhiều lý do, sưng phù có thể xảy ra ở bất kỳ khu vực nào trên cơ thể. Nhưng nếu sưng phù ở chân, bàn chân hoặc mắt cá, thì đó có thể là dấu hiệu cho thấy hệ tuần hoàn không hoạt động bình thường và có điều gì đó không ổn với trái tim.

Khi bị suy tim, tuần hoàn sẽ chậm lại và hoạt động kém hiệu quả hơn. Chất dịch thay vì bình thường sẽ được vào máu và đến thận để đào thải, đọng lại ở những nơi như chi dưới. Bác sĩ chuyên khoa tim mạch – Mayurkumar Bhakta, từ phòng khám tim – HonorHealth Heart Group (Mỹ), lưu ý rằng có đến 10 – 15% bệnh nhân có triệu chứng sưng chân là do bệnh tim. Những bộ phận cơ thể nào sưng phù là dấu hiệu của bệnh tim tiếp theo sẽ có trên trang sức khỏe ngày 12.6.

Cảnh báo nguy cơ sức khỏe do lướt điện thoại nhiều khi ở nhà phòng dịch Covid-19 

Trong một nghiên cứu mới đây, các nhà khoa học cảnh báo nguy cơ sức khỏe do tiếp xúc quá nhiều với các thiết bị điện tử khi mọi người ở nhà vì dịch Covid-19. Hệ quả có thể khiến các triệu chứng mất ngủ ngày càng nặng hơn.




Bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe: Những sai lầm nguy hiểm khi uống thuốc - ảnh 3

Ở nhà vì dịch Covid-19 khiến mọi người có xu hướng dành nhiều thời gian để lướt điện thoại trước khi ngủ, gây ảnh hưởng tiêu cực đến giấc ngủ

Nghiên cứu do các chuyên gia tại Đại học L’Aquila (Ý) thực hiện, đăng trên chuyên san Sleep. Nhóm nhiên cứu đã phân tích dữ liệu khảo sát từ hơn 2.100 người phải ở nhà vì chịu lệnh phong tỏa ở Ý.

Phần lớn những người này là phụ nữ, tuổi từ 18 đến 30. Khảo sát đánh giá chất lượng giấc ngủ, triệu chứng mất ngủ dựa trên chỉ số chất lượng giấc ngủ Pittsburgh.

Dành hàng giờ để lướt điện thoại, máy tính bảng hay laptop trước khi đi ngủ đã trở thành thói quen ăn sâu vào xã hội chúng ta, đặc biệt là ở người trẻ. Thói quen dùng điện thoại xuất hiện trước cả khi dịch Covid-19 xuất hiện. Khi phải ở nhà nhiều vì dịch, thói quen này ngày càng nghiêm trọng hơn, tiến sĩ Federico Salf, người dẫn đầu nghiên cứu, cho biết. Hãy bắt đầu ngày mới 12.6 với tin tức sức khỏe để biết thêm về kết quả nghiên cứu này! 




[ad_2]

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked