TP.HCM test nhanh 170.000 mẫu, 6.000 mẫu dương tính

img3491 1629802412884346079310 crop 1629802540366103943653

[ad_1]

Phó giám đốc Sở Y tế Nguyễn Hữu Hưng phát biểu tại cuộc họp – Ảnh: THẢO LÊ

Chiều 24-8, Ban chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 TP.HCM họp báo thông tin về công tác phòng, chống dịch trên địa bàn TP. Tham dự họp báo có ông Lê Hải Bình – phó Ban Tuyên giáo Trung ương; ông Phan Nguyễn Như Khuê – trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy TP.HCM…

Thông tin về công tác lấy mẫu xét nghiệm, ông Nguyễn Hữu Hưng – phó giám đốc Sở Y tế TP.HCM – cho biết giai đoạn TP tăng cường giãn cách xã hội là thời điểm quan trọng để lấy mẫu xét nghiệm, bóc tách F0 ra khỏi cộng đồng.

Theo ông Hưng, kế hoạch lấy mẫu xét nghiệm lần này có nhiều điểm mới. Theo đó, TP tập trung xét nghiệm vùng đỏ, cam trước. Dự kiến TP xét nghiệm 2 triệu mẫu ở những vùng này và theo kế hoạch đến ngày 25-8 phải hoàn thành.

Sở Y tế cũng đã họp với quận, huyện và TP Thủ Đức để bàn cách đẩy nhanh tiến độ thực hiện, làm sao chậm nhất trưa 25-8 đạt được chỉ tiêu đề ra. Ngoài ra, để giảm bớt áp lực xét nghiệm, ngành y tế cũng đã có nhiều hướng dẫn để người dân tự thực hiện test nhanh tại nhà.

Ông Hưng cho rằng tất cả người trong vùng đỏ, cam phải được xét nghiệm để có thông tin đánh giá tình hình dịch tại TP, từ đó có các biện pháp phù hợp trong thời gian tới. 

Thông tin về số liệu xét nghiệm, phó giám đốc Sở Y tế TP.HCM cho biết TP lấy 170.000 mẫu test nhanh thì có khoảng 6.000 mẫu dương tính.

“Đây là tỉ lệ chấp nhận được vì vẫn thấp hơn tỉ lệ 5% theo hướng dẫn của Tổ chức Y tế thế giới”, ông Hưng nói.

[ad_2]

Hơn 500.000 liều vắc xin AstraZeneca do Chính phủ Ba Lan tặng đã về đến Hà Nội | Sức khỏe

[ad_1]

Hôm nay, Đại sứ Đặc mệnh Toàn quyền Ba Lan tại Việt Nam Wojciech Gerwel đã bàn giao cho Bộ Y tế 501.600 liều vắc xin Covid-19 AstraZeneca do Chính phủ Ba Lan tặng.
Lễ bàn giao được tổ chức sáng nay, 23.8 tại Bộ Y tế. Thứ trưởng Bộ Y tế Trương Quốc Cường thay mặt Bộ Y tế tiếp nhận lô vắc xin này. Buổi lễ có sự tham dự của Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Tô Anh Dũng.

Phát biểu tại lễ bàn giao, Đại sứ Gerwell chia sẻ những khó khăn với Chính phủ và nhân dân Việt Nam, đặc biệt các tỉnh, thành đang là điểm nóng về dịch Covid-19.

Đại sứ Gerwell cho hay, ông rất cảm động khi được chứng kiến cộng đồng người Việt tại Ba Lan đã có nhiều hành động đẹp như nấu cơm phục vụ cán bộ y tế của nhiều bệnh viện ở Ba Lan chống dịch hồi năm ngoái. “Chúng tôi đã nhận được sự giúp đỡ của bạn bè Việt Nam trong lúc khó khăn thì bây giờ cũng là lúc chúng tôi đền đáp điều đó”, ngài Wojciech Gerwel nói.

Theo Đại sứ Gerwell, lô vắc xin của Ba Lan tặng Việt Nam đã về tới sân bay Quốc tế Nội Bài (Hà Nội) chiều 21.8. “Tôi đã gặp những người vận chuyển và tiếp nhận vắc xin ở sân bay và thấy họ rất xúc động. Lúc đó tôi cũng rất xúc động”, Đại sứ nói.

Phát biểu tại buổi lễ, Thứ trưởng Bộ Y tế Trương Quốc Cường bày tỏ lời cảm ơn những tình cảm của Ngài Đại sứ nói riêng và Chính phủ Ba Lan nói chung dành cho Chính phủ, nhân dân Việt Nam, cũng như cộng đồng người Việt Nam tại Ba Lan. Sự hỗ trợ này giúp cho Việt Nam có thêm nguồn lực chống dịch và càng tô thêm ý nghĩa khi 2 nước đã bước sang 71 năm quan hệ ngoại giao.
“Chúng tôi cảm ơn và đánh giá rất cao sự hỗ trợ của Chính phủ, nhân dân Ba Lan và các doanh nghiệp Ba Lan cung cấp trang thiết bị, dược phẩm… cho công tác chăm sóc sức khoẻ nhân dân Việt Nam thời gian qua. Đặc biệt trong lần này Chính phủ và nhân dân Ba Lan đã tặng khẩn cấp hơn nửa triệu liều vắc xin-19 cho Việt Nam trong bối cả Chính phủ và toàn thể nhân dân Việt Nam đang nỗ lực chống dịch. Bộ Y tế sẽ nhanh chóng phân bổ lô vắc xin này đến các địa phương tuỳ theo tình hình thực tế về dịch bệnh của từng địa phương”, Thứ trưởng Trương Quốc Cường cho biết.
Trước đó, ngày 17.8, Chính phủ Ba Lan công bố quyết định tặng Việt Nam 501.600 liều vắc xin AstraZeneca, đồng thời viện trợ nhiều trang thiết bị y tế thiết yếu trị giá 4 triệu USD. Dự kiến lô thiết bị y tế thiết yếu này sẽ được chuyển sang Việt Nam đầu tháng 9.

Ba Lan cũng sẵn sàng nhượng lại 3 triệu liều vắc xin Covid-19 cho Việt Nam.




[ad_2]

Điều kiện để F0 được điều trị tại nhà

[ad_1]

Cụ thể, theo Hướng dẫn tạm thời về quản lý người nhiễm Covid-19 tại nhà do Bộ Y tế ban hành ngày 21/8, người nhiễm Covid-19 được quản lý điều trị tại nhà là người được khẳng định dương tính bằng xét nghiệm Realtime RT-PCR hoặc test nhanh kháng nguyên không có triệu chứng lâm sàng; hoặc có triệu chứng lâm sàng ở mức độ nhẹ như: Sốt, ho khan, đau họng, nghẹt mũi, mệt mỏi, đau đầu, đau mỏi cơ, tê lưỡi.

Đồng thời không có các dấu hiệu của viêm phổi hoặc thiếu oxy, nhịp thở ≤ 20 lần/phút, SpO2 ≥ 96% khi thở khí trời; không có thở bất thường như thở rên, rút lõm lồng ngực, phập phồng cánh mũi, thở khò khè,…

Bên cạnh đó, F0 điều trị tại nhà cần đáp ứng thêm tối thiểu 1 trong 2 tiêu chí, gồm: Tiêm đủ 2 mũi hoặc một mũi vắc-xin Covid-19 sau 14 ngày; hoặc có đủ 3 yếu tố gồm: Trẻ em trên 1 tuổi, người lớn dưới 50 tuổi, không có bệnh nền theo quy định và không mang thai.

Người bệnh điều trị tại nhà phải có khả năng tự chăm sóc bản thân, có phương tiện liên lạc và khả năng liên lạc, giao tiếp với nhân viên y tế hoặc phải có người chăm sóc đáp ứng các yêu cầu trên.

Cơ sở quản lý sức khỏe người nhiễm Covid-19 hướng dẫn người nhiễm Covid-19 thực hiện tự theo dõi sức khỏe và điền thông tin vào phiếu theo dõi sức khỏe 2 lần/ngày vào buổi sáng và buổi chiều hoặc khi có các dấu hiệu, triệu chứng cần chuyển viện cấp cứu, điều trị theo quy định.

Đặc biệt, Bộ Y tế lưu ý đối với F0 điều trị tại nhà khi phát hiện một trong các dấu hiệu dưới đây phải báo ngay với cơ sở quản lý người nhiễm COVID-19 tại nhà; trạm y tế xã, phường; hoặc trạm y tế lưu động, Trung tâm vận chuyển cấp cứu,… để được xử trí cấp cứu và chuyển viện kịp thời.

– Khó thở, thở hụt hơi, hoặc ở trẻ em có dấu hiệu thở bất thường: thở rên, rút lõm lồng ngực, phập phồng cánh mũi, khò khè, thở rít thì hít vào.

– Nhịp thở: Nhịp thở trên 21 lần/phút đối với người lớn; trên 40 lần/phút đối với trẻ từ 1 đến dưới 5 tuổi hoặc trên 30 lần/phút với trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi. (Lưu ý ở trẻ em: đếm đủ nhịp thở trong 1 phút khi trẻ nằm yên không khóc).

– SpO2 ≤ 95% (nếu có thể đo), (khi phát hiện bất thường đo lại lần 2 sau 30 giây đến 1 phút, khi đo yêu cầu giữ yên vị trí đo).

– Mạch nhanh > 120 nhịp/phút hoặc dưới 50 lần/phút.

– Huyết áp thấp: huyết áp tối đa < 90 mmHg, huyết áp tối thiểu < 60 mmHg (nếu có thể đo).

– Đau tức ngực thường xuyên, cảm giác bó thắt ngực, đau tăng khi hít sâu.

– Thay đổi ý thức: Lú lẫn, ngủ rũ, lơ mơ, rất mệt/mệt lả, trẻ quấy khóc, li bì khó đánh thức, co giật

– Tím môi, tím đầu móng tay, móng chân, da xanh, môi nhợt, lạnh đầu ngón tay, ngón chân.

– Không thể uống hoặc bú kém/giảm, ăn kém, nôn (ở trẻ em). Trẻ có biểu hiện hội chứng viêm đa hệ thống: Sốt cao, đỏ mắt, môi đỏ, lưỡi dâu tây, ngón tay chân sưng phù nổi hồng ban,…

– Mắc thêm bệnh cấp tính: sốt xuất huyết, tay chân miệng,…

Bộ Y tế khuyến cáo người nhiễm Covid-19 nên nghỉ ngơi, vận động thể lực nhẹ phù hợp với tình trạng sức khỏe; tập thở ít nhất 15 phút mỗi ngày; uống nước thường xuyên, không đợi đến khi khát mới uống nước.

Đặc biệt, F0 không được bỏ bữa, tăng cường dinh dưỡng bằng cách ăn đầy đủ chất, ăn trái cây, uống nước hoa quả và suy nghĩ tích cực, duy trì tâm lý thoải mái. Tuyệt đối không ra khỏi nhà trong thời gian cách ly y tế tại nhà.

Bộ Y tế đề nghị cơ sở quản lý người mắc COVID-19 tại nhà hướng dẫn người nhiễm cách thức liên hệ để được xử lý, chuyển viện cấp cứu kịp thời trong các trường hợp bất thường. Trong thời gian đợi chuyển tuyến, các cơ sở quản lý phải hướng dẫn, cấp cứu cho bệnh nhân.

Minh Hoa (t/h theo VnExpress, Sức khỏe & Đời sống)



[ad_2]

Hơn 501.000 liều vắc xin AstraZeneca từ Ba Lan về đến Việt Nam

[ad_1]

Số vắc xin này được chuyển thẳng về kho của Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương. Dự kiến lễ tiếp nhận vắc xin tại Hà Nội sẽ được tổ chức vào ngày 23-8 tới.

Ngoài lô vắc xin này, Ba Lan sẽ nhượng lại cho Việt Nam 3,5 triệu liều vắc xin AstraZeneca, tuy nhiên số vắc xin này hiện chưa được thông báo ngày về.

Bộ Y tế cũng cho biết còn có một số quốc gia khu vực Đông Âu đã có thông tin hỗ trợ vắc xin cho Việt Nam, với số lượng tương đương Ba Lan.

Ngoài ra, tuần tới đây sẽ có ít nhất 2 lô vắc xin về Việt Nam, với số lượng cả 2 lô có thể lên tới 2 – 3 triệu liều. Trước đó, tại phiên họp đầu tháng 8, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam cho biết tháng 8 chỉ có 3 triệu liều vắc xin về Việt Nam.

Tuy nhiên, hiện công việc “ngoại giao vắc xin” đang được triển khai tích cực và đang có hiệu quả. Số lượng vắc xin về trong tháng 8 cao hơn so với dự báo. Tuy nhiên vẫn còn ở mức thấp so với nhu cầu.

Đến ngày 20-8, cả nước đã tiêm được trên 16,3 triệu liều vắc xin (nhiều nhất là TP.HCM với 5,3 triệu người đã tiêm, có 177.000 người tiêm đủ 2 mũi), trong khi mục tiêu đến giữa 2022 cần tiêm 170 triệu liều.

[ad_2]

Lợi ích khi sử dụng kit BioCredit test nhanh Covid-19 vừa được Bộ Y tế cấp phép | Sức khỏe

[ad_1]

Bộ kit test nhanh BioCredit Covid-19 Ag được xuất khẩu gần 50 quốc gia, đã được Bộ Y tế cấp phép nhập khẩu. Trước khi về Việt Nam, BioCredit đã được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) khuyến nghị sử dụng rộng rãi trên toàn cầu nhờ sở hữu nhiều ưu điểm vượt trội.

Với đầy đủ đầy đủ giấy chứng nhận CE, ISO cùng khuyến nghị của WHO, Bộ Y tế bảo chứng cho chuẩn mực quốc tế, BioCredit đã thuyết phục được nhiều Sở Y tế và CDC các tỉnh thành phố Vĩnh Long, Cần Thơ, Bình Dương, Đồng Nai cùng nhiều bệnh viện lớn tin dùng trong giai đoạn dịch bệnh căng thẳng hiện nay.

Phát hiện các chủng Covid-19 mới nhất với độ chính xác cao

“Cha đẻ” của BioCredit là Tập đoàn Rapigen hàng đầu Hàn Quốc với gần 20 năm kinh nghiệm nghiên cứu kit xét nghiệm. Rapigen đã góp sức to lớn trong việc hỗ trợ xứ kim chi hoàn thành chiến dịch truy vết F0 nhanh bậc nhất thế giới hồi năm ngoái. Ngoài ra, Rapigen còn là nhà phát triển và thương mại hóa công nghệ test nhanh Covid-19 sử dụng các hạt nano vàng đen đầu tiên trên toàn cầu, mang đến hiệu quả phát hiện cao hơn nhiều với lượng nhỏ virus.




Kế thừa di sản nghiên cứu của Rapigen, kit-test BioCredit có khả năng phát hiện sớm tới 6 chủng Covid-19, bao gồm chủng Anh quốc, Nam Phi, California, Brazil, Ấn Độ và đặc biệt là biến thể Delta nguy hiểm mới nhất. Các kết quả kiểm tra chứng thực BioCredit đạt độ chính xác, độ nhạy và độ đặc hiệu cao. Từ tháng 4.2020 đến nay, hàng tỉ kit BioCredit đã được sử dụng nội địa và xuất khẩu sang gần 50 quốc gia, hỗ trợ chẩn đoán sớm nhiễm vi rút SARS-CoV-2 ở bệnh nhân có các triệu chứng lâm sàng và cung cấp kết quả xét nghiệm sàng lọc ban đầu cho đội phản ứng nhanh nhiều nước.

Dễ sử dụng, cho kết quả test nhanh chỉ trong 10 – 15 phút

BioCredit là xét nghiệm chẩn đoán “in vitro” định tính phát hiện kháng nguyên SARS-CoV-2 trong mẫu ngoáy dịch tỵ hầu (ở mũi) của người. Ưu điểm của kit test này là tiện lợi, linh hoạt và dễ sử dụng ở bất cứ đâu, bất cứ khi nào, cho kết quả test nhanh chóng chỉ trong 10-15 phút. Vì vậy, BioCredit thường được ưu tiên sử dụng test nhanh tại chỗ cho các cơ sở y tế, bệnh viện, phòng khám; tại các điểm xét nghiệm lưu động trong vùng phong tỏa ở địa phương; tại doanh nghiệp khi cần tầm soát nhanh cho nhân sự công ty.

Mỗi kit-test đi kèm thiết bị thử nghiệm đựng riêng trong túi giấy bạc, que ngoáy mũi họng tiệt trùng, ống pha loãng dung dịch xét nghiệm, nắp lọc, giá ống nhựa và hướng dẫn sử dụng. Thao tác dùng khá đơn giản, người bệnh chỉ cần nghiêng đầu về sau, nhẹ nhàng đưa que ngoáy vào niêm mạc mũi để thấm dịch dịch tỵ hầu trong 10-15 giây. Sau đó, nhúng que ngoáy vào ống pha loãng dung dịch xét nghiệm, rồi nhỏ 3-4 giọt mẫu vào thiết bị thử nghiệm theo hướng dẫn. Sau 10-15 phút, kết quả một vạch đỏ ở C là âm tính, vạch đỏ ở C và vạch đen ở T nghĩa là dương tính.




Chất lượng quốc tế với giá hợp lý trong mùa dịch

Lợi thế sản xuất quy mô lớn giúp BioCredit có giá thành phải chăng, phù hợp với ngân sách các địa phương và doanh nghiệp mùa dịch. Bộ kit hiện được Rapigen ủy quyền phân phối cho Công ty TNHH Dược phẩm Khang Duy trên tất cả tỉnh, thành phố cả nước, đảm bảo chất lượng quốc tế, không lo hàng giả, hàng nhái.

Nhằm hỗ trợ cộng đồng mùa dịch, Khang Duy còn cung cấp mức giá ưu đãi hơn cho các đơn vị, công ty mua cho mục đích từ thiện hoặc triển khai công tác chống dịch Covid-19 cho xã hội. Qua đó, góp phần giúp người bệnh phát hiện và điều trị sớm Covid-19, hạn chế nguy cơ biến chứng nặng và cách ly kịp thời tránh lây lan gây nguy hiểm cho cộng đồng.




Liên hệ Công ty TNHH Dược phẩm Khang Duy

Trụ sở chính: 312 Trường Chinh, P.13, Q.Tân Bình, TPHCM.

Chi nhánh Hà Nội: Số 2/23, Ngõ 34, Nguyên Hồng, P.Láng Hạ, Q.Đống Đa, Hà Nội.

Hotline: 0767.111.888 – 097.111.8888 




[ad_2]

Trẻ em mắc Covid-19 sẽ được điều trị như thế nào?

[ad_1]

Theo HCDC: “Tính đến ngày 18/8, có 158.499 trường hợp mắc bệnh phát hiện tại Tp. Hồ Chí Minh. Hiện, thành phố này đang điều trị 32.667 bệnh nhân, trong đó có 1.978 trẻ em dưới 16 tuổi, 2.256 bệnh nhân nặng đang thở máy và 16 bệnh nhân can thiệp ECMO”.

Với xấp xỉ 2.000 trẻ em dưới 16 tuổi mắc Covid-19, Tp. Hồ Chí Minh phân bổ điều trị tại nhiều bệnh viện trên địa bàn. Phần lớn trẻ em trong số đó không có triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ.

Để đáp ứng nhu cầu chăm sóc, đảm bảo an toàn trong điều trị trẻ em dưới 16 tuổi mắc Covid-19, ngày 17/8, sở Y tế Tp. Hồ Chí Minh ban hành Công văn khẩn số 5722/SYT-NVY về việc tiếp nhận điều trị cho các trường hợp này.

Theo chỉ đạo từ sở Y tế Tp. Hồ Chí Minh, trẻ em dưới 16 tuổi mắc Covid-19 không có triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ, nếu người bệnh đủ điều kiện cách ly tại nhà thì hướng dẫn cho người bệnh cách ly tại nhà theo quy định.

Một trẻ được xuất viện về nhà (Ảnh: HCDC).

Trường hợp không đủ điều kiện cách ly tại nhà thì liên hệ chuyển người bệnh đến bệnh viện dã chiến thu dung điều trị Covid-19 số 4 (do Bệnh viện Nhi đồng Thành phố phụ trách), bệnh viện dã chiến thu dung điều trị Covid-19 số 11 (do bệnh viện Nhi đồng 2 phụ trách) và bệnh viện dã chiến Củ Chi (do bệnh viện Nhi đồng 1 phụ trách).

Các bệnh viện này đều có đội ngũ bác sĩ, điều dưỡng đã có chứng chỉ hành nghề và kinh nghiệm điều trị các bệnh lý ở trẻ em.

Riêng với trẻ em dưới 16 tuổi mắc Covid-19 có diễn tiến nặng thì người bệnh sẽ được chuyển đến bệnh viện Nhi đồng Thành phố hoặc bệnh viện Nhi đồng 2 để tiếp tục điều trị chuyên sâu. BSCK2. Nguyễn Minh Tiến (BV Nhi đồng Thành phố) cho biết, trong tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn tiến phức tạp số trường hợp mắc gia tăng, số mắc ở trẻ em cũng gia tăng theo (chiếm 10-15% tổng số trường hợp Covid-19 khẳng định bằng xét nghiệm PCR dương tính).

Phụ huynh lưu ý khi thấy con em mình sốt ho, đau rát họng, khó chịu… hãy đưa trẻ đến bệnh viện Nhi đồng Thành phố để các sĩ thăm khám làm xét nghiệm sàng lọc tầm soát Covid-19 và có hướng điều trị thích hợp.



[ad_2]

TP.HCM dự báo có 182.408 ca F0 cách ly tại nhà trong tháng tới, cần 182.408 túi thuốc

[ad_1]

TP.HCM cần 182.408 túi thuốc trị giá hơn 54 tỉ đồng cho F0 cách ly tại nhà – Ảnh: CẨM NƯƠNG

Sở Y tế TP.HCM vừa có tờ trình gửi UBND TP.HCM về việc cung ứng thuốc cho người mắc COVID-19 không triệu chứng hoặc triệu chứng mức độ nhẹ đủ điều kiện cách ly tại nhà theo quy định (F0 cách ly tại nhà).

Tờ trình do Phó giám đốc Sở Y tế Nguyễn Hoài Nam ký, cho rằng số ca F0 hiện tại và dự kiến trong một tháng tới là 182.408 ca, tương ứng cần 182.408 túi thuốc (mỗi túi gồm 4 thuốc với số lượng đủ dùng cho 7 ngày); ước tính kinh phí mua gần 54 tỉ đồng (295.246 đồng/túi thuốc).

Ngành y tế đề xuất hai phương án mua thuốc, cụ thể như sau:

Nếu nguồn kinh phí từ nguồn hỗ trợ của các công ty, doanh nghiệp thì các đơn vị này sẽ thực hiện việc mua thuốc theo cơ số đã đề xuất. Phòng Nghiệp vụ Dược sẽ hỗ trợ các thông tin về nhà cung cấp thuốc theo đúng quy định.

Nếu nguồn kinh phí từ ngân sách phòng chống dịch thì giao cho Bệnh viện Nhân dân Gia Định tổ chức việc mua sắm thuốc theo đúng quy định và phân chia thành các túi thuốc để giao cho Trung tâm Y tế TP Thủ Đức và các quận, huyện cấp phát cho các ca F0 cách ly tại nhà.

Theo Sở Y tế TP.HCM, do khả năng cung cấp của nhà phân phối không thể đáp ứng cùng một lúc với số lượng lớn, do đó dự kiến nhà phân phối sẽ cung cấp cơ số thuốc theo từng đợt.

Cụ thể đợt 1 giao ngay 30.000 túi thuốc; đợt 2 giao 50.000 túi thuốc và đợt 3 giao 50.000 túi thuốc cho đến khi đủ nhu cầu thực tế của các đơn vị để cung cấp cho F0 cách ly tại nhà.

Tính đến 18-8, TP.HCM có 44.478 ca F0 cách ly, điều trị, chăm sóc tại nhà. Trong đó có 17.904 ca F0 cách ly tại nhà ngay từ đầu và 26.574 trường hợp F0 sau xuất viện về tiếp tục cách ly, theo dõi tại nhà.

Vì sao các ca F0 cộng đồng tăng trở lại từ ngày 15-8?

TTO – Ngày 18-8, Sở Y tế cung cấp thông tin phản hồi về tình hình số ca F0 trong cộng đồng tăng trở lại những ngày qua. Theo đó, từ ngày 15 đến ngày 22-8, số F0 có thể tăng nhẹ do tăng cường công tác lấy mẫu xét nghiệm trong cộng đồng dân cư.

[ad_2]

Tiêm phòng giúp ngừa hội chứng ‘Covid-19 kéo dài’? | Sức khỏe

[ad_1]

Tuy nhiên, nhiều người cũng đang thắc mắc liệu các vắc xin này có thể giúp chống lại hội chứng “Covid-19 kéo dài” (tức các biến chứng sức khỏe kéo dài hậu Covid-19, đã được ghi nhận trên khoảng 1/3 bệnh nhân chưa tiêm chủng) hay không?
Mới đây, chuyên trang Medical Xpress đưa tin nhiều chuyên gia y tế đã xác nhận vắc xin Covid-19 giúp giảm bớt mức độ nghiêm trọng của bất kỳ vấn đề sức khỏe nào liên quan đến Covid-19, sau 14 ngày kể từ khi một người được chủng ngừa đầy đủ.
Tuy nhiên, giới chuyên gia cũng đang thận trọng xem xét mối quan hệ giữa “nhiễm Covid-19 đột phá” (tức tình trạng một người bị mắc Covid-19 dù đã qua 14 ngày kể từ khi hoàn tất liệu trình chủng ngừa) và nguy cơ phát triển hội chứng “Covid-19 kéo dài”.





Bác sĩ ơi! Em stress vì Covid-19! | Trò chuyện cùng chuyên gia trong đại dịch

Một nghiên cứu nhỏ từ Israel được công bố gần đây đã chỉ ra sau khi một số nhân viên y tế bị “nhiễm Covid-19 đột phá” và hồi phục thì có phát sinh một số triệu chứng nhẹ như ho, mệt mỏi và suy nhược trong khoảng 6 tuần. Tuy nhiên, các triệu chứng này là không đáng kể so với những biến chứng sức khỏe hậu Covid-19 từng được ghi nhận ở bệnh nhân chưa từng chủng ngừa.

Hiện tại, nhiều nghiên cứu lớn hơn cũng đang được tiến hành.




[ad_2]

COVID-19 có lây truyền qua quan hệ tình dục?

[ad_1]

Việc xuất hiện virus trong tinh dịch cũng chưa chắc chắn do lây truyền qua quan hệ tình dục

Hiện nay, con đường lây nhiễm chính của virus Corona là tiếp xúc trực tiếp gần qua các giọt bắn khi người nhiễm bệnh ho, hắt hơi, nói chuyện… Virus từ các giọt bắn này đi vào miệng, mũi và mắt rồi gây bệnh cho cơ thể.

Virus cũng có thể lây nhiễm gián tiếp khi chạm tay vào các bề mặt đã nhiễm virus rồi đưa tay lên mũi, miệng và mắt.

Đầu năm 2020, một nghiên cứu trên 38 người mắc COVID-19 (đã xác nhận kết quả xét nghiệm dịch mũi họng PCR dương tính) tại Trung Quốc cho kết quả 6 người có xét nghiệm tinh dịch dương tính với SARS-CoV-2, chiếm 15,8%, bao gồm 4 bệnh nhân đang ở giai đoạn nhiễm cấp và 2 bệnh nhân đang hồi phục.

Nghiên cứu này có hạn chế vì tiến hành trên mẫu nhỏ và thời gian theo dõi ngắn, do đó, cần phải có các nghiên cứu thêm về lây lan virus, cũng như thời gian sống sót và nồng độ trong tinh dịch. Việc xuất hiện virus trong tinh dịch cũng chưa chắc chắn do lây truyền qua quan hệ tình dục mà có thể do nhiễm COVID-19 gây tổn thương tinh hoàn.

Hơn nữa, nghiên cứu trên mẫu nhỏ và có thông tin mâu thuẫn, do đó, cho đến nay vẫn chưa có đủ bằng chứng cần thiết để tránh quan hệ tình dục nhằm bảo vệ ngăn ngừa sự lây truyền của virus đối với các cặp vợ chồng không có triệu chứng.

Có ý kiến khác cho rằng có thể virus trong tinh dịch là phần còn lại của nước tiểu vì tinh dịch đi qua đường tiểu.

Chưa có bằng chứng khoa học chứng minh virus Corona có thể lây qua quan hệ tình dục. (Ảnh: Becca Tapert).

Các nghiên cứu không tìm thấy virus SAR-CoV-2 trong tinh dịch

Rất nhiều nghiên cứu không tìm thấy virus trong tinh dịch bệnh nhân COVID-19. Stephen và cộng sự tại Đại học California, San Diago; Pavone tại Đại học Palermo; Ci Song tại Đại học Y Nam Kinh; Feng Pan tại Trường Y Đồng Tế; Paolo tại Đại học Rome; Guo tại Đại học Y Sơn Đông; Holtmann tại Viện Virus, Bệnh viện Đại học Duesseldorf; và Kayaaslan tại Đại học Ankara Yildirim Beyazit, đều công bố các nghiên cứu không tìm thấy virus trong tinh dịch.

Các nghiên cứu cũng không tìm thấy virus trong dịch âm đạo. Fenizia và cộng sự tại Đại học Milan xét nghiệm dịch âm đạo trên 56 nữ bệnh nhân dương tính với SARS-CoV-2 không tìm thấy virus.

Hai nghiên cứu khác tại Trung Quốc, một nghiên cứu trên 10 nữ bệnh nhân COVID-19 nặng không tìm thấy virus SARS-CoV-2 trong dịch âm đạo; và một nghiên cứu khác, Pengfei Cui và cộng sự tại Trường Y Đồng Tế, không phát hiện virus trong dịch âm đạo trên 35 phụ nữ mắc COVID-19.

Ngoài ra, nghiên cứu tại Đại học Sakarya kết quả xét nghiệm dịch âm đạo của 12 phụ nữ có thai cũng không thấy virus SARS-CoV-2 tồn tại.

Trong hướng dẫn phòng ngừa lây truyền SARS-CoV-2, Hội Nhiễm trùng Anh Quốc (BIA), Hội Nhiễm trùng Chăm sóc Sức khỏe (HIS), Hội Phòng ngừa Nhiễm trùng (IPS) và Đại học Bệnh học Hoàng gia, cùng đưa ra kết luận rằng việc lây truyền qua dịch cơ quan sinh dục khó có thể xảy ra vì bằng chứng nghiên cứu rất yếu.

Rửa tay thường xuyên để phòng ngừa COVID-19. (Ảnh: Fran Jacquier).

Chưa có đủ bằng chứng COVID-19 có thể lây truyền qua quan hệ tình dục

Như vậy, hiện nay chưa có bằng chứng khoa học nào chứng minh rằng virus Corona lây truyền qua đường tình dục.

Cần phải có nhiều nghiên cứu hơn nữa để khẳng định hoặc bác bỏ khả năng truyền bệnh theo đường này. Tuy vậy, chỉ cần tiếp xúc gần đã có thể làm lây lan virus chứ chưa cần đến quan hệ tình dục thực sự.

Những lời khuyên như ngưng quan hệ tình dục hoặc thủ dâm thay cho quan hệ tình dục khi chưa tiêm phòng vắc-xin có lẽ quá mức cần thiết.

Điều quan trọng nhất như đã nói ở trên là phải giữ khoảng cách khi tiếp xúc, đeo khẩu trang, rửa tay thường xuyên và tiêm vắc-xin COVID – 19 để phòng ngừa.

Mời độc giả xem thêm video đang được quan tâm.

Theo báo điện tử Sức khỏe và Đời sống



[ad_2]

Philipines ghi nhận ca bệnh đầu tiên do biến thể Lambda

[ad_1]

Nhân viên y tế tiêm vắc xin cho một người dân bịt kín mít ở thủ đô Manila, Philippines – Ảnh: REUTERS

Theo Hãng tin Reuters, bệnh nhân là một phụ nữ 35 tuổi, không có triệu chứng.

Các nhà chức trách đang xác minh xem bệnh nhân là người địa phương hay người Philippines trở về từ nước ngoài, đồng thời tiến hành điều tra, truy vết.

Biến thể Lambda của SARS-CoV-2 lần đầu tiên ghi nhận ở Peru vào cuối năm 2020 và được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) xếp vào nhóm “biến thể đáng quan tâm” vào ngày 14-6-2021. Đây là biến thể nguy hiểm, có khả năng kháng vắc xin và hiện lan tới hơn 41 quốc gia trên thế giới.

Cùng ngày, Philippines ghi nhận 14.749 ca mắc mới COVID-19, mức tăng hàng ngày cao thứ hai từ đầu dịch. Tổng số ca bệnh cả nước đã lên tới 1,74 triệu ca.

Trong số ca mắc mới, có 182 ca bệnh do biến thể Delta, nâng tổng số ca bệnh do biến thể này lên 807.

Bộ Y tế Philippines cũng ghi nhận thêm 270 ca tử vong, nâng tổng số người chết vì COVID-19 lên 30.340 người.

Thứ trưởng Y tế Maria Rosario Vergeire cho biết Bộ Y tế đang giám sát chặt chẽ 54 khu vực trên toàn quốc đang ở mức báo động 4. Chính phủ đang mở rộng hơn nữa sức chứa của bệnh viện, cũng như nỗ lực đảm bảo cung cấp đủ lượng oxy y tế để tiếp nhận nhiều bệnh nhân hơn.

“Chúng tôi đang chuyển đổi các sân có mái che trong bệnh viện, hội trường và phòng hội nghị để chứa nhiều bệnh nhân hơn”, bà Vergeire nói.

[ad_2]