Vì sao Vũng Tàu ‘đính chính’ văn bản về vắc xin?

[ad_1]

Vì sao Vũng Tàu đính chính văn bản về vắc xin? - Ảnh 1.

Tiêm vắc xin ngừa COVID-19 cho đối tượng ưu tiên theo quy định tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu sáng 11-6 – Ảnh: Đ.HÀ

Tuy nhiên, trong ngày 11-6, sở này có công văn “đính chính”, chỉ nói đến việc “đăng ký mua và cam kết sử dụng vắc xin phòng COVID-19”. Dù vậy, câu hỏi “địa phương, doanh nghiệp có thể tự mua vắc xin?” trở thành mối quan tâm của nhiều người.

Mục đích là để xác định nhu cầu

Trả lời Tuổi Trẻ chiều 11-6, ông Trần Văn Tuấn, phó chủ tịch UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, cho biết người dân bình thường, không thuộc các tổ chức, cơ quan, đơn vị cũng có thể đăng ký mua và cam kết sử dụng. 

“Mục đích là để chúng tôi xác định nhu cầu, số lượng người cần vắc xin để có kế hoạch làm việc với các doanh nghiệp đơn vị được Bộ Y tế công bố đủ điều kiện nhập khẩu và phân phối vắc xin vào thị trường Việt Nam. Sau đó, tỉnh sẽ bàn tính đến phương án tiêm như thế nào” – ông Tuấn cho biết.

Sở Y tế tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu cho biết sau khi có số lượng nhu cầu, tỉnh sẽ đàm phán, kiểm soát chất lượng, số lượng, giá thành với các doanh nghiệp đủ điều kiện. Khi có giá chính thức và xác định chủng loại vắc xin cần mua, tỉnh sẽ công bố thông tin rộng rãi cho người dân, doanh nghiệp, người lao động.

Chưa rõ “cơ chế”

Từ ngày 31-5, khi làm việc với các tập đoàn, hiệp hội doanh nghiệp, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long đã thông báo sẽ tạo điều kiện tối đa cho các doanh nghiệp, tập đoàn, địa phương… tìm được nguồn vắc xin ngừa COVID-19 vào Việt Nam. Tuy nhiên, trao đổi với Tuổi Trẻ, một cán bộ có trách nhiệm của Cục Quản lý dược cho biết vắc xin là ngành kinh doanh có điều kiện, không thể tự các địa phương, doanh nghiệp nhập vắc xin.

Vị này hướng dẫn địa phương, doanh nghiệp có thể kết hợp với doanh nghiệp trong danh sách 36 đơn vị có giấy phép này tìm nguồn vắc xin, nhưng nguồn ấy phải được nhà sản xuất “bảo lãnh lô”, nghĩa là không phải hàng trôi nổi, hàng cận hạn. Nếu có nguồn nhập, Cục Quản lý dược cho biết sẽ xem xét hồ sơ trong vòng 5 – 10 ngày, tùy vắc xin đó đã được Tổ chức Y tế thế giới tiền thẩm định hay chưa và tiến hành nhập khẩu.

Tuy nhiên, điểm khó khăn hiện nay là nguồn vắc xin. Một doanh nghiệp có giấy phép nhập khẩu vắc xin trong danh sách 36 đơn vị kể trên cho biết doanh nghiệp này đang đàm phán với ít nhất 2 nhà sản xuất vắc xin đã được Tổ chức Y tế thế giới thẩm định. Nhưng doanh nghiệp này cần Bộ Y tế có cơ chế rõ ràng: vắc xin nhập về thì doanh nghiệp được bán cho địa phương, đơn vị có nhu cầu hay phải giao cho Bộ Y tế làm đầu mối; doanh nghiệp có được tổ chức tiêm chủng hay không và mức phí bao nhiêu…

Trong cuộc làm việc hôm 31-5 kể trên, Bộ Y tế nói “tạo mọi điều kiện”, nhưng theo tìm hiểu của phóng viên Tuổi Trẻ, những “cơ chế” như đề nghị kể trên chưa có, vì thế mới xảy ra những văn bản phải “đính chính” như ở Bà Rịa – Vũng Tàu.

Hà Nội chấn chỉnh việc huyện, thị trấn yêu cầu dân tự chi trả

“UBND huyện Thường Tín và thị trấn Đông Anh vừa qua ban hành văn bản có nội dung người dân, doanh nghiệp, công nhân tự chi trả phí tiêm vắc xin ngừa COVID-19 là chưa phù hợp với chủ trương của TP Hà Nội” – chánh Văn phòng UBND TP Hà Nội Nguyễn Anh Dũng chia sẻ cùng Tuổi Trẻ ngày 11-6 và cho biết sẽ có văn bản để chấn chỉnh, nhắc nhở.

Ông Nguyễn Văn Tản, chánh văn phòng UBND huyện Thường Tín, cho biết huyện đã thu hồi văn bản số 709 của UBND huyện Thường Tín. Theo ông Tản, do sơ suất mà bộ phận tham mưu nội dung chưa nắm rõ nên đã đưa nội dung “nguồn kinh phí do tổ chức, doanh nghiệp người lao động tự chi trả, dự kiến 350.000 đồng/người” vào văn bản là chưa phù hợp.

CHÍ TUỆ

[ad_2]

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked